Không ít người gặp phải tình trạng đau nhức răng sau khi bọc sứ, gây ra không ít lo lắng và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy, tại sao răng bọc sứ bị đau, nhức? Và khi bọc răng sứ bị nhức phải làm sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân và phương pháp điều trị cụ thể và những lưu ý từ nha sĩ tại Nha khoa Venus để hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân răng bọc sứ bị đau, nhức
Nền răng yếu
Răng thật đóng vai trò là “nền móng” cho mão răng sứ bên trên. Trước khi bọc sứ, nếu răng thật đã yếu do sâu răng, viêm nha chu hoặc có dấu hiệu tổn thương, thì khả năng chịu lực của răng sẽ suy giảm đáng kể. Khi bác sĩ lắp mão sứ lên trên, áp lực từ lực nhai sẽ dồn trực tiếp lên phần răng yếu bên dưới, khiến răng bị đau nhức và nhạy cảm hơn bình thường.
Nướu chưa kịp thích nghi với răng sứ
Quá trình lắp mão răng sứ có thể gây kích ứng cho mô nướu xung quanh. Đặc biệt, khi phần nướu tiếp xúc với răng sứ – một chất liệu “lạ” – cơ thể có phản ứng bảo vệ tự nhiên, dẫn đến viêm nướu tạm thời. Viêm nướu này làm tăng sự nhạy cảm của nướu và gây ra cảm giác đau nhức.
Lệch khớp cắn do bọc răng sứ
Khớp cắn chuẩn là trạng thái hai hàm răng trên và dưới ăn khớp tự nhiên với nhau khi nhai. Tuy nhiên, nếu răng sứ bị lắp sai vị trí, mão sứ có thể cao hơn hoặc lệch hơn so với răng đối diện. Điều này dẫn đến tình trạng lực nhai không đều, gây áp lực cục bộ lên một vài răng nhất định và gây ra đau nhức.
Mài quá nhiều men răng
Trong quá trình bọc sứ, bác sĩ cần mài bớt lớp men răng bên ngoài để bọc mão sứ. Nếu mài răng vượt quá tỷ lệ 2mm hoặc kỹ thuật mài không chuẩn, sẽ khiến ngà răng lộ ra. Ngà răng chứa hàng ngàn ống ngà liên kết trực tiếp với tủy răng và các dây thần kinh, do đó, ngà răng bị lộ sẽ gây nhạy cảm và đau nhức.
Vật liệu răng sứ kém chất lượng
Vật liệu răng sứ kém chất lượng không chỉ gây ra tình trạng kích ứng nướu mà còn dẫn đến tăng độ nhạy cảm của răng. Các loại sứ rẻ tiền không có khả năng cách nhiệt tốt, khiến răng sứ dễ bị đau, nhức và ê buốt bởi thức ăn nóng, lạnh.
Mắc các bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu)
Trước khi bọc răng sứ, nếu các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hoặc viêm nha chu không được điều trị triệt để, vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển âm thầm dưới mão sứ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm tủy răng hoặc hình thành áp xe răng,…
Do răng sứ đã bao bọc bên ngoài, nên việc phát hiện và điều trị bệnh lý bên trong trở nên khó khăn hơn. Lâu ngày, viêm nhiễm tiến triển nặng hơn và gây ra các triệu chứng răng bọc sứ đau, nhức, ê buốt kéo dài.
Vậy nếu bị viêm nướu, viêm nha chu có bọc răng sứ được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên cần phải điều trị dứt điểm mới được bọc răng sứ. Đọc bài viết bị nha chu có bọc răng sứ được không để biết thêm chi tiết
Chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng không phù hợp
Nếu người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm quá cứng, dai như xương, kẹo cứng hoặc hạt cứng (óc chó, hạt điều,…) hoặc uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, lực tác động đột ngột lên mão sứ có thể làm răng bị đau nhức. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn và mảng bám tích tụ ở kẽ răng sứ và chân răng, gây viêm nhiễm và đau nhức.
Viêm tủy răng chưa được điều trị triệt để
Tủy răng là phần chứa các dây thần kinh và mạch máu bên trong răng. Nếu răng bị viêm tủy răng khi bọc sứ mà không được phát hiện và điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ, quá trình bọc răng sứ sẽ vô tình “che lấp” tình trạng này, khiến viêm tủy diễn tiến âm thầm. Dần dần, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, dẫn đến tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức.
Keo nha khoa bị rò rỉ
Keo dán nha khoa dùng để cố định mão sứ lên răng thật. Nếu keo bị rò rỉ, nó có thể tiếp xúc với nướu và mô mềm xung quanh, dẫn đến tình trạng đau, nhức quanh mão răng sứ.
Nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng là thói quen vô thức thường xảy ra vào ban đêm. Lực nghiến răng có thể gấp 3-4 lần lực nhai thông thường, gây căng thẳng lên mô nướu và dây thần kinh răng. Điều này làm cho răng sứ nứt, vỡ hoặc bong keo. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức vùng răng bọc sứ.
Bạn nên xem video bác sĩ Mai Bảo Ngọc chia sẻ lý do tại sao bọc răng sứ bị đau buốt:
Bọc răng sứ bị nhức phải làm sao?
Sử dụng thuốc giảm đau đúng cách
Nếu bạn bị đau nhức sau khi bọc răng sứ, bác sĩ thường sẽ đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Những loại thuốc này giúp giảm viêm và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
- Chỉ uống thuốc khi được sự đồng ý của bác sĩ.
- Không tự ý tăng liều hoặc lạm dụng thuốc, vì có thể gây tác dụng phụ như nhờn thuốc hoặc tổn thương dạ dày.
Chườm đá lạnh để giảm đau tạm thời
Chườm đá là phương pháp hiệu quả giúp làm dịu cảm giác đau nhức và giảm sưng. Bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Lấy một vài viên đá lạnh, bọc trong khăn mềm (không chườm trực tiếp đá lên răng).
- Đặt khăn lên má ở khu vực gần răng bị đau trong khoảng 10-15 phút.
- Nghỉ khoảng 10 phút trước khi chườm tiếp để tránh làm da bị tổn thương do nhiệt độ lạnh.
Lưu ý: Phương pháp này chỉ mang tính chất tạm thời, không thay thế được việc điều trị nguyên nhân gây đau.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch vi khuẩn và mảng bám xung quanh răng sứ. Đây là cách thực hiện:
- Hòa tan 2 thìa muối tinh vào một cốc nước ấm (khoảng 200ml).
- Súc miệng kỹ trong 30 giây, đặc biệt ở vùng răng sứ bị đau.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày, đặc biệt sau khi ăn, để tăng hiệu quả làm sạch.
Phương pháp này không chỉ giảm đau mà còn ngăn ngừa viêm nhiễm và bảo vệ răng sứ lâu dài.
Dùng hàm bảo vệ nếu có tật nghiến răng
Nếu bạn hay nghiến răng khi ngủ thì bạn nên sử dụng hàm bảo vệ răng nhằm giảm thiểu va chạm giữa các răng và bảo vệ răng sứ hiệu quả, đặc biệt khi bạn nghiến răng vào ban đêm.
Đến nha khoa kiểm tra và điều trị
Nếu tình trạng đau răng sau khi bọc sứ kéo dài hoặc trở nên trầm trọng thì bạn phải đến nha khoa ngay để kiểm tra. Một số nguyên nhân phổ biến cần bác sĩ xử lý bao gồm:
- Răng sứ gây lệch khớp cắn: Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vị trí răng sứ hoặc tháo ra để lắp lại đúng kỹ thuật.
- Răng sứ bọc sai kỹ thuật: Khi răng sứ bọc sai kỹ thuật, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại răng sứ cũ hoặc thay răng sứ mới cho bạn.
- Bệnh lý răng miệng tiềm ẩn: Nếu nguyên nhân do viêm tủy răng hoặc viêm nha chu, bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh này rồi sẽ lắp lại răng sứ cho bạn
Lưu ý từ nha sĩ giúp hạn chế bọc răng sứ bị đau, nhức
Sau khi bọc răng sứ, việc chăm sóc và sinh hoạt đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ bọc răng sứ bị đau nhức. Dưới đây là những lưu ý cần thiết từ bác sĩ nha khoa mà bạn nên nhớ:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng hàng ngày là yếu tố cốt lõi giúp răng sứ luôn khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm nhiễm và đau nhức. Bạn cần phải:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp. Chải nhẹ nhàng, tập trung vào khu vực tiếp xúc giữa răng sứ và nướu để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu.
- Dùng chỉ nha khoa: Loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng, nơi bàn chải không với tới được.
- Nước súc miệng chuyên dụng: Hỗ trợ làm sạch khoang miệng, giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm.
=> Bạn có thể đọc thêm bài viết Hướng dẫn 7 cách chăm sóc răng sau khi bọc răng sứ để hiểu rõ hơn các phương pháp chăm sóc răng miệng, tránh bị đau nhức răng bọc sứ.
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Trong những tuần đầu sau khi bọc răng sứ, bạn cần chú ý chế độ ăn uống để hạn chế áp lực lên răng sứ và giảm nguy cơ đau nhức:
- Tránh đồ ăn quá nóng, quá lạnh để tránh kích thích dây thần kinh răng.
- Hạn chế thực phẩm cứng, dai hoặc chứa nhiều axit như kẹo cứng, nước ngọt có ga.
- Nên ăn thực phẩm mềm, được nấu chín kỹ, chẳng hạn như cháo, súp hoặc thực phẩm được nghiền nhỏ.
Khám nha khoa định kỳ
Việc thăm khám định kỳ mỗi 3-6 tháng/lần tại nha khoa là rất cần thiết để:
- Kiểm tra răng sứ, đảm bảo không có hiện tượng lệch khớp cắn hoặc lỏng lẻo.
- Lấy vôi răng và làm sạch mảng bám quanh chân răng để bảo vệ nướu và răng thật.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh lý như viêm nha chu hoặc viêm tủy răng sau bọc sứ.
Bỏ các thói quen xấu
Bạn cần phải bỏ ngay những thói quen xấu như cắn đồ vật cứng hay nghiến răng khi ngủ nhằm tránh làm nứt hoặc lỏng răng sứ.
Lựa chọn bác sĩ và vật liệu sứ chất lượng
Để tránh các vấn đề như vật liệu răng sứ kém chất lượng hoặc lệch khớp cắn khi bọc răng sứ, bạn nên chọn phòng khám uy tín và bác sĩ có tay nghề cao. Đồng thời răng sứ cần được chế tác từ vật liệu đạt chuẩn để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền lâu dài.
Nếu bạn đang có nhu cầu bọc răng sứ thẩm mỹ, Nha khoa Venus là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Là một trong những phòng khám nha khoa thẩm mỹ uy tín hàng đầu, Nha khoa Venus chuyên thực hiện các ca bọc răng sứ chất lượng tại khu vực Long Thành, Đồng Nai và Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại đây, bạn sẽ được Bác sĩ Chu Thành Danh, chuyên gia bọc răng sứ thẩm mỹ với hơn 6 năm kinh nghiệm và đã trực tiếp thực hiện thành công cho hơn 600 khách hàng, trực tiếp tư vấn và thực hiện bọc răng sứ.
Ngoài ra, Nha khoa Venus cung cấp các dòng răng sứ thẩm mỹ cao cấp độc quyền như:
- Răng sứ Orodent Venus chính hãng Italy.
- Răng toàn sứ Nacera Venus chính hãng Germany.
- Răng toàn sứ Ceramil Venus chính hãng Germany.
Tất cả đều được thực hiện với mức giá ưu đãi hấp dẫn từ 4 triệu/răng.
Hãy để lại thông tin của bạn tại form bên dưới để được các nha sĩ tại Nha khoa Venus tư vấn chi tiết và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho bạn!