Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người trước khi quyết định bọc răng sứ thẩm mỹ. Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu và những quan sát thực tế của tôi về phản ứng của bệnh nhân trước và sau khi bọc răng sứ, thì tôi có thể nhận định rằng quá trình mài răng để bọc sứ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Vì sao cần mài răng bọc sứ?
Mài răng là bước bắt buộc trong quá trình bọc răng sứ vì mão sứ được thiết kế để bao bọc toàn bộ phần răng thật bên trong. Nếu không mài răng, mão sứ không thể khớp vừa với răng thật, dẫn đến cảm giác cộm và mất tự nhiên khi ăn nhai.
Răng thật bao gồm ba lớp: men răng (lớp ngoài cùng bảo vệ), ngà răng (lớp giữa), và tủy răng (phần trung tâm chứa dây thần kinh). Khi mài răng, nha sĩ sẽ mài đi lớp men răng ngoài cùng để tạo không gian gắn mão sứ mà không làm ảnh hưởng đến tủy và cấu trúc chính của răng.
Quy trình mài răng thường được áp dụng trong các trường hợp bọc răng sứ thẩm mỹ, dán sứ Veneer, bắc cầu răng sứ hoặc chỉnh dáng răng.
Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không?
Mài răng bọc sứ mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng cường vẻ đẹp tự nhiên của răng.
- Khắc phục răng hỏng, sứt mẻ hoặc nhiễm màu nghiêm trọng.
- Cải thiện khả năng ăn nhai và giảm áp lực lên hàm.
Tuy nhiên, quy trình mài răng để bọc sứ vẫn có 1 số rủi ro nếu thực hiện không đúng cách như:
- Răng ê buốt kéo dài sau khi mài răng
- Sau khi mài, phần men răng bảo vệ bị giảm đi, làm răng dễ bị sâu hoặc tổn thương do vi khuẩn tấn công
- Nếu quá trình mài răng xâm phạm đến lớp tủy răng, răng có thể bị chết tủy. Đây là một tổn thương không thể phục hồi, làm răng yếu dần và dễ vỡ
- Với các trường hợp răng hô hoặc sai khớp cắn nghiêm trọng, mài răng quá nhiều sẽ làm hỏng cấu trúc răng thật, khiến răng thật mất đi độ bền và dễ gãy vỡ
- Răng có nguy cơ bị nhiễm trùng, yếu dần theo thời gian, thậm chí không thể tiếp tục bọc sứ.
Mài răng để bọc sứ cần mài nhiều hay ít?
Tỷ lệ mài răng ít hay nhiều sẽ được bác sĩ xác định dựa trên tình trạng cụ thể của răng. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
- Răng thưa, nhiễm màu, răng xô lệch nhẹ hoặc răng có hình thể xấu thì tỷ lệ mài răng rất ít, thường chỉ từ 0.3 – 0.5mm trên bề mặt răng. Với những trường hợp này, hơn 80% răng thật được giữ lại, đảm bảo tính tự nhiên và bền vững cho răng thật.
- Răng lệch lạc nhiều, răng hô/móm nhẹ hoặc sâu thì tỷ lệ mài răng sẽ dao động từ 0.5 – 2mm, tùy vào mức độ lệch lạc hoặc tình trạng răng. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu răng hô hoặc móm nặng, bác sĩ có thể đề xuất phương án niềng răng thay vì bọc sứ để bảo tồn răng thật.
- Răng bọc sứ cũ cần thay mão sứ thì phải mài nhiều hơn so với lần đầu tiên, vì cần điều chỉnh bề mặt răng đã bọc sứ cũ.
Mài răng bọc sứ có đau không?
Đây là câu hỏi mà 100% bệnh nhân đều thắc mắc khi đến phòng khám của tôi. Câu trả lời ngắn gọn là Không quá đau như bạn nghĩ, vì trong quá trình mài bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ để kiểm soát đau và ê buốt cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy răng hơi ê buốt nhẹ, giống như khi ăn đồ lạnh. Đây là phản ứng bình thường, không cần quá lo lắng. Tình trạng ê buốt này thường kéo dài từ 3-5 ngày và sẽ giảm dần.
Nguyên nhân khiến một số người cho rằng mài răng đau có thể do phòng khám nha khoa không sử dụng đủ thuốc tê, khiến bệnh nhân cảm nhận được quá trình mài. Hoặc kỹ thuật mài không chính xác, xâm lấn quá sâu vào ngà răng hoặc tủy răng, dẫn đến cơn đau kéo dài. Đây là lý do tại sao bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để bọc răng sứ và tuyệt đối không sử dụng dịch vụ bọc răng sứ giá rẻ.
Lời khuyên từ bác sĩ dành cho bệnh nhân trước và sau khi mài răng
Trước khi tiến hành mài răng bọc sứ, bạn cần kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát để phát hiện các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, răng lệch lạc hoặc răng yếu. Đồng thời, cần điều trị triệt để các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc sâu răng, bởi nếu không xử lý đúng cách, việc mài răng bọc sứ có thể gây nguy cơ nhiễm trùng.
Hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước ngày mài răng nhằm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tránh ăn uống các loại thực phẩm cứng, dai hoặc có tính axit mạnh (như chanh, nước ngọt có gas) trước ngày mài răng để hạn chế nguy cơ răng bị tổn thương.
Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu rõ về tỷ lệ mài răng bằng cách trao đổi với nha sĩ để biết răng của mình thuộc nhóm nào (răng thưa, nhiễm màu hay lệch lạc nhiều). Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ mức độ mài răng cần thiết và yên tâm hơn trong quá trình điều trị.
Quá trình mài răng thường kéo dài từ 20–30 phút/răng, tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho cảm giác mỏi miệng trong khi thực hiện. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó chịu, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ cho nghỉ khoảng 5–10 phút để thoải mái hơn.
Đặc biệt, bạn cần hỏi kỹ về chính sách bảo hành răng sứ. Hiện nay, nhiều phòng khám cung cấp chính sách bảo hành từ 5–15 năm cho răng sứ, nhưng bạn cần làm rõ các điều kiện áp dụng để đảm bảo quyền lợi.
Trong 24 giờ trước và sau khi mài răng, hãy tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng, bởi răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường trong giai đoạn này.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mài răng bọc sứ, qua đó giải đáp thắc mắc Mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không? Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy để lại thông tin ở form dưới đây để được các nha sĩ tại Nha khoa Venus tư vấn miễn phí nhé!