Nang răng là một khối u nhỏ dạng túi chứa dịch lỏng, phát triển ở vùng chân răng hoặc xương hàm. Nang thường hình thành do nhiễm trùng kéo dài, răng chết tủy, hoặc các yếu tố bẩm sinh. Ban đầu nang răng có thể không gây triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu không được điều trị, nang răng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sưng, đau, tiêu xương, làm răng lung lay hoặc mất răng.
Và phẫu thuật nang răng là phương pháp loại bỏ nang chân răng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Nhiều bệnh nhân trước khi điều trị là thường thắc mắc với tôi rằng phẫu thuật nang răng có đau không? Thì phẫu thuật nang răng thường sẽ không quá đau như nhổ răng. Và để biết được chi tiết hơn thì bạn hãy cũng tôi đọc qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật nang răng có đau không?
Phẫu thuật nang răng sẽ không quá đau như khi nhổ răng vì trước khi phẫu thuật nang, nha sĩ đã gây tê cho răng và lợi, giúp bạn không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bạn còn được nha sĩ kê thuốc giảm đau, giúp bạn dễ chịu chịu hơn trong giai đoạn phục hồi.
Mặc dù sau phẫu thuật, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ hoặc ê buốt, nhưng đây là hiện tượng bình thường và sẽ giảm dần trong 2-3 ngày.
Khi nào cần phẫu thuật nang răng?
- Nang chân răng lớn làm các răng lân cận bị lung lay
- Nang răng sưng to ở vùng xương hàm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đau nhức, chảy mủ,…
- Nang răng gây tiêu xương vượt quá 1/3 chân răng
- Răng sữa không rụng, gây tình trạng lệch lạc hoặc chậm mọc răng ở trẻ em
- Nang phát triển bất thường gây biến dạng khuôn mặt.
- Răng chết tủy kéo dài không được điều trị triệt để.
Quy trình phẫu thuật nang răng
Bước 1: Chụp X-quang răng và đánh giá ban đầu
Trước tiên, bác sĩ thực hiện chụp X-quang răng để xác định các yếu tố như kích thước nang, mức độ tiêu xương, và tác động đến răng lân cận.
- Nếu răng còn khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha trước khi phẫu thuật.
- Nếu răng bị lung lay hoặc phần chân răng bị tiêu xương vượt quá 1/3, bác sĩ có thể chỉ định nhổ bỏ răng.
Bước 2: Phẫu thuật nang răng
Bác sĩ tạo đường rạch hình bán nguyệt hoặc hình thước thợ tại vùng đáy hành lang.Sử dụng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ bóc tách niêm mạc và màng xương để tiếp cận nang.
- Trường hợp lớp xương bao phủ mỏng: Nang lộ ra ngay sau khi bóc niêm mạc.
- Trường hợp lớp xương dày: Bác sĩ sử dụng khoan hoặc đục để mở lỗ hổng, đảm bảo không làm tổn thương màng nang.
Bác sĩ dùng kẹp chuyên dụng để căng màng nang và cắt một phần nhỏ hình bầu dục, tạo điều kiện tiếp cận toàn bộ nang.
Với nang liên quan đến chân răng, bác sĩ cắt chóp răng tại đáy nang, đồng thời dùng phần màng nang còn lại che phủ khu vực cắt để hỗ trợ lành thương.
Các bờ xương quanh vùng mổ được dũa nhẵn, sau đó ổ nang được bơm rửa kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn mô bệnh lý.
Niêm mạc và màng xương được phủ lại ổ răng. Tùy tình huống, bác sĩ có thể sử dụng nút nhựa tự cứng hoặc nền hàm tháo lắp để bảo vệ vùng mổ. Với nang kích thước lớn, bác sĩ có thể để hở một phần màng nang nhằm giảm nguy cơ tái phát.
Bước 3: Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần súc miệng nhẹ nhàng, tránh để thức ăn đọng lại trong ổ răng. Sau 10-14 ngày, bác sĩ kiểm tra quá trình lành thương và điều chỉnh nút nhựa hoặc dụng cụ bảo vệ nếu cần. Đối với nang lớn, bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo không tái phát.
Câu hỏi thường gặp
Nang răng có tự khỏi không?
Nang răng không thể tự khỏi. Đây là một tình trạng bệnh lý mà mô bất thường phát triển xung quanh chân răng, gây tiêu xương và ảnh hưởng đến răng miệng. Nếu không được điều trị, nang có thể tiếp tục phát triển, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc mất răng.
Phẫu thuật nang răng mất bao lâu để phục hồi?
Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nang răng thường dao động từ 1 đến 2 tuần đối với vết thương bề ngoài. Tuy nhiên, việc lành hoàn toàn của xương và mô bên trong có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần, tùy thuộc vào kích thước nang và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Cần làm gì để phòng ngừa nang răng tái phát?
Khám răng định kỳ: Thực hiện kiểm tra mỗi 6 tháng để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng: Nhiễm trùng hoặc sâu răng cần được điều trị sớm để tránh hình thành nang.
Tuân thủ chỉ định bác sĩ sau phẫu thuật: Thực hiện tái khám đúng lịch và làm theo hướng dẫn chăm sóc sau mổ.
Chi phí điều trị phẫu thuật nang răng là bao nhiêu?
Chi phí điều trị phẫu thuật nang răng thường dao động từ 1.000.000 đến 1.500.000 VNĐ/ca điều trị tùy thuộc vào mức độ phức tạp của nang; kỹ thuật phẫu thuật và địa điểm thực hiện
Bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa Venus hoặc để lại thông tin ở form dưới đây để được đội ngũ CSKH tại Nha khoa Venus tư vấn miễn phí nhé.