Khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa, hầu hết các bậc phụ huynh đều lo lắng về thời gian răng vĩnh viễn mọc lại sau khi răng sữa rụng. Theo lý thuyết, quá trình này thường diễn ra từ 1-2 tháng, nhưng có trường hợp kéo dài lâu hơn khiến nhiều cha mẹ không khỏi thắc mắc: “Trẻ rụng răng lâu mọc phải làm sao?”, “Trẻ rụng răng bao lâu mọc lại?”
Trước tiên, hãy nhìn lại hành trình phát triển răng miệng của trẻ. Khi được 3 tuổi, trẻ thường có đủ 20 chiếc răng sữa. Từ khoảng 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Lịch trình thay răng có thể dao động, nhưng đây là khung thời gian phổ biến:
- 6 tuổi (+/- 9 tháng): Mọc răng cối vĩnh viễn đầu tiên (răng số 6).
- 7 tuổi (+/- 9 tháng): Hoàn tất thay răng cửa hàm trên và dưới.
- 8 tuổi (+/- 9 tháng): Thay răng cửa bên.
- 9 tuổi (+/- 9 tháng): Chuẩn bị mọc răng nanh hàm dưới.
- 10 tuổi (+/- 9 tháng): Mọc hoàn tất răng nanh hàm dưới và thay răng cối nhỏ.
- 12 tuổi (+/- 6 tháng): Mọc răng số 7.
- 15 tuổi (+/- 6 tháng): Hoàn tất mọc răng số 7, răng khôn bắt đầu xuất hiện.
Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng tuân theo lịch trình này. Nếu trẻ rụng răng nhưng răng mới không mọc lại đúng thời gian, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân trẻ rụng răng lâu mọc
- Thiếu mầm răng: Một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ rụng răng nhưng không mọc răng mới là do thiếu mầm răng vĩnh viễn. Điều này có thể xảy ra do trẻ không có đủ mầm răng vĩnh viễn khi sinh ra hoặc chấn thương nha khoa từ nhỏ làm tổn thương đến mầm răng.
- Răng mọc lệch hoặc ngầm: Răng vĩnh viễn có thể mọc chậm nếu răng di chuyển sai hướng hoặc mọc chen lấn vào vùng khác, gây chậm trễ. Ngoài ra, một số răng không trồi lên mà bị kẹt trong xương hàm hoặc dưới lớp nướu.
- Xơ hóa nướu: Tình trạng xơ hóa nướu khiến mô nướu dày đặc, gây khó khăn cho răng mới trồi lên. Nguyên nhân thường do viêm nhiễm kéo dài tại vùng nướu hoặc thiếu chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Thói quen xấu: Những thói quen thường ngày của trẻ tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mọc răng, bao gồm: đẩy lưỡi, mút tay hoặc nghiến răng,…
- Thiếu dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển mầm răng và mọc răng vĩnh viễn. Theo báo cáo từ WHO, khoảng 40% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu hụt canxi, Vitamin A hoặc vitamin D, làm tăng nguy cơ chậm mọc răng.
Trẻ lâu mọc răng có sao không?
Răng mọc chậm nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến:
- Sự phát triển xương hàm: Răng mọc sai hoặc thiếu răng lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc hàm.
- Khả năng nhai và tiêu hóa: Trẻ thiếu răng sẽ gặp khó khăn khi nhai, dẫn đến kém hấp thu dinh dưỡng.
- Thẩm mỹ và giao tiếp: Nếu răng mọc lệch, bé có thể cảm thấy tự ti hoặc gặp khó khăn khi phát âm.
Vì vậy nếu sau 6-9 tháng mà răng vẫn chưa mọc, hoặc bé có những dấu hiệu sau, anh/chị nên đưa bé đi khám:
- Nướu sưng đỏ, đau nhức hoặc chảy máu: Có thể là dấu hiệu viêm nhiễm.
- Không thấy mầm răng mới dưới nướu: Điều này có thể do bé bị thiếu mầm răng vĩnh viễn (tình trạng bẩm sinh).
- Răng mọc sai vị trí hoặc lệch hướng: Răng có thể bị ngầm hoặc lệch, cần can thiệp chỉnh nha.
- Bé có vấn đề về dinh dưỡng: Thiếu các chất như canxi, vitamin D, hoặc kẽm cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng.
Cách làm răng trẻ nhanh mọc
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé
Răng cần canxi và vitamin D để hình thành và phát triển chắc khỏe. Vì vậy cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, sữa chua, cá hồi hoặc đậu hũ. Ngoài ra, hãy đảm bảo bé được tắm nắng buổi sáng (từ 6h30 đến 8h) khoảng 10-15 phút mỗi ngày để cơ thể hấp thụ vitamin D tự nhiên.
Nếu bé ăn uống chưa đủ hoặc lười ăn, có thể cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm canxi hoặc vitamin dưới dạng siro hay viên uống phù hợp với độ tuổi của bé.
Theo dõi vệ sinh răng miệng của bé
Răng không mọc được đúng thời điểm đôi khi do vấn đề ở nướu, như viêm nhiễm hoặc nướu quá dày. Vì vậy cha mẹ cần đảm bảo rằng:
- Bé được đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm.
- Sử dụng thêm nước súc miệng phù hợp với trẻ (nếu bé lớn hơn 6 tuổi).
Nếu bé chưa thể tự đánh răng, cha mẹ có thể hỗ trợ bé, chú ý làm sạch nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.
Loại bỏ thói quen xấu
Một số bé có thói quen như mút tay, đẩy lưỡi hoặc thậm chí là cắn đồ vật. Những thói quen này có thể làm chậm quá trình mọc răng do tác động xấu đến sự phát triển của xương hàm và nướu.
Vậy nên cha mẹ nên giải thích nhẹ nhàng và tạo hoạt động thay thế, như cho bé nhai táo hoặc cà rốt mềm để giảm thói quen không tốt.
Đồng thời bé nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoặc đồ ăn quá cứng và dai vì dễ gây tổn thương nướu. Thay vào đó, hãy khuyến khích bé ăn rau củ, trái cây và uống nước lọc thường xuyên để kích thích sự phát triển của răng.
Đưa bé đi khám nha khoa định kỳ
Nếu cha mẹ nhận thấy răng bé rụng đã lâu (trên 6 tháng) mà chưa có dấu hiệu mọc lại, thì hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa. Khám răng định kỳ mỗi 3-6 tháng sẽ giúp bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng và phát hiện sớm các vấn đề này.
Các cha mẹ có thể đưa bé đến Nha khoa Venus Thủ Đức để các nha sĩ tại Nha khoa Venus có thể kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Chi phí khám và điều trị nha khoa cho trẻ tại Nha khoa Venus chi nhánh Thủ Đức chỉ giao động từ 100.000đ – 1.000.000đ, 1 mức giá khá rẻ so với các nha khoa khác tại khu vực Thủ Đức.
Nếu cha mẹ còn điều gì thắc mắc và cần giải thích kĩ hơn về vấn đề trẻ rụng răng lâu mọc thì có thể liên hệ với Nha khoa Venus qua số Hotline 0389 357 646 hoặc để lại thông tin ở form dưới đây để được các nha sĩ tại Nha khoa Venus tư vấn chi tiết hơn nhé!