Khớp cắn sâu là gì? Chi phí, thời gian và quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Theo Wikipedia, khớp cắn sâu là tình trạng khi răng hàm trên che phủ quá mức so với răng hàm dưới, khiến cho hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn có thể dẫn đến đau hàm, rối loạn khớp thái dương hàm và khó khăn trong ăn uống nếu không được điều trị.

Vậy khi bị khớp cắn sâu thì điều trị như thế nào? Câu trả lời đó là niềng răng. Niềng răng khớp cắn sâu sẽ giúp điều chỉnh vị trí của các răng, đưa hàm trên và hàm dưới về vị trí cân đối hơn, từ đó giảm thiểu các triệu chứng khớp cắn sâu và cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt.

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những phương pháp, quy trình và chi phí niềng răng khớp cắn sâu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây khớp cắn sâu

  • Yếu tố di truyền và bẩm sinh: Khoảng 70% trường hợp khớp cắn sâu có thể liên quan đến di truyền hoặc sự phát triển bất thường trong quá trình mọc răng
  • Hàm dưới ngắn: Khi hàm dưới không phát triển đầy đủ, nó sẽ bị “lọt thỏm” sau hàm trên, dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu
  • Hàm trên quá lớn: Xương hàm trên phát triển quá mức có thể che khuất hàm dưới, làm tăng độ cắn sâu
  • Thói quen xấu trong thời thơ ấu: Thói quen mút ngón tay, dùng núm vú giả kéo dài, bú bình lâu, nghiến răng hoặc cắn móng tay có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của răng và hàm
  • Mất răng sữa sớm: Nếu răng sữa bị mất mà không được phục hồi kịp thời, các răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc, dẫn đến khớp cắn sâu
  • Các vấn đề về sức khỏe miệng: Viêm nướu hoặc các bệnh lý nha chu có thể làm tổn thương cấu trúc nướu và xương hàm, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng
Tình trạng khớp cắn sâu
Tình trạng khớp cắn sâu

Tác hại của khớp cắn sâu với sức khỏe răng miệng

  • Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu làm khuôn mặt mất cân đối, có thể dẫn đến hàm trên nhô ra hoặc hàm dưới bị lẹm, ảnh hưởng đến nụ cười và sự tự tin trong giao tiếp 
  • Đau và tổn thương nướu: Rìa răng hàm dưới va chạm với mặt trong của răng hàm trên lâu ngày có thể gây tổn thương nướu, dẫn đến viêm và chảy máu 
  • Mòn răng: Thói quen nghiến răng do khớp cắn sâu có thể dẫn đến tình trạng mòn răng, gây lộ ngà và ê buốt khi ăn nhai
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khó khăn trong việc cắn xé thức ăn do sự không tương thích giữa hai hàm, dẫn đến tiêu hóa kém và mất thời gian trong việc ăn uống 
  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ): Khớp cắn sâu có thể gây căng thẳng cho các khớp và cơ mặt, dẫn đến đau và các vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm
  • Suy thoái nướu và bệnh nha chu: Mô nướu có thể bị kéo ra khỏi răng do áp lực từ khớp cắn sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nha chu mãn tính

Top 5 phương pháp niềng răng khớp cắn sâu

Niềng trong suốt Invisalign

Niềng trong suốt Invisalign được thiết kế từ nhựa trong suốt, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng lộ mắc cài và đem lại tính thẩm mỹ cao. Vì khả năng tháo lắp linh hoạt, Invisalign giúp người dùng dễ dàng vệ sinh răng miệng, giảm thiểu cảm giác đau đớn hay khó chịu thường gặp ở các phương pháp truyền thống. 

Tuy nhiên, nhược điểm của Invisalign là chi phí niềng răng khớp cắn sâu khá cao và không phải lúc nào cũng phù hợp với các trường hợp khớp cắn sâu phức tạp. 

Invisalign thường được đề xuất cho người trưởng thành hoặc những ai ưu tiên tính thẩm mỹ cao và muốn duy trì lối sống thoải mái, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Niềng răng khớp cắn sâu với khay niềng trong suốt Invisalign
Niềng răng khớp cắn sâu với khay niềng trong suốt Invisalign

Niềng mắc cài kim loại thường

Niềng mắc cài kim loại thường là một trong những lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất và được sử dụng phổ biến khi niềng răng khớp cắn sâu. Với hiệu quả điều chỉnh tốt, loại mắc cài này có thể xử lý hầu hết các tình trạng khớp cắn phức tạp, trong đó có khớp cắn sâu. 

Tuy nhiên, vì mắc cài kim loại khá dễ lộ, nó có thể làm giảm tính thẩm mỹ, đặc biệt với người trưởng thành. Ngoài ra, mắc cài kim loại có thể gây khó khăn khi ăn uống và vệ sinh, nhưng lại là một lựa chọn kinh tế và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với trẻ em, thanh thiếu niên, và những ai ưu tiên tối ưu chi phí mà vẫn muốn điều trị triệt để khớp cắn sâu.

Niềng mắc cài kim loại tự đóng

Niềng mắc cài kim loại tự đóng là phiên bản cải tiến của mắc cài kim loại truyền thống. Với cơ chế tự đóng, mắc cài này giúp giảm thiểu ma sát giữa răng và dây cung, làm tăng sự thoải mái cho người đeo. 

Phương pháp này không chỉ giảm số lần tái khám mà còn có khả năng rút ngắn thời gian điều trị, giúp người đeo tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, chi phí của niềng mắc cài kim loại tự đón thường cao hơn so với mắc cài kim loại thường, đồng thời tính thẩm mỹ vẫn còn hạn chế. 

Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai mong muốn điều trị nhanh chóng, tối ưu thời gian nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao khi niềng răng khớp cắn sâu.

Niềng mắc cài sứ

Niềng mắc cài sứ sử dụng các mắc cài bằng sứ có màu trắng hoặc trùng màu răng, giúp tăng cường tính thẩm mỹ so với mắc cài kim loại. 

Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong điều trị sai lệch khớp cắn từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, mắc cài sứ có thể dễ vỡ và yêu cầu chăm sóc cẩn thận để tránh bị ố vàng. Bên cạnh đó, chi phí của mắc cài sứ cũng cao hơn so với mắc cài kim loại. 

Niềng sứ là lựa chọn phổ biến cho những người làm công việc giao tiếp, sinh viên hoặc học sinh, những ai muốn có một giải pháp điều trị hiệu quả mà vẫn duy trì được thẩm mỹ.

Niềng răng khớp cắn sâu với niềng mắc cài sứ
Niềng răng khớp cắn sâu với niềng mắc cài sứ

Niềng mắc cài mặt lưỡi (mặt trong)

Với niềng mắc cài mặt lưỡi hay còn gọi là niềng mắc cài mặt trong, các mắc cài sẽ được gắn vào mặt trong của răng, hoàn toàn không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Đây là phương pháp niềng răng có tính thẩm mỹ cao nhất và cũng rất hiệu quả trong điều trị khớp cắn sâu. 

Tuy nhiên, chi phí của mắc cài mặt lưỡi thường rất cao, và quá trình điều chỉnh răng có thể gây khó chịu cho lưỡi. Việc vệ sinh răng miệng với mắc cài mặt lưỡi cũng phức tạp hơn. 

Phương pháp này phù hợp cho những ai mong muốn niềng răng kín đáo và có điều kiện tài chính tốt, sẵn sàng đầu tư cho sự thoải mái và tính thẩm mỹ tuyệt đối.

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu trong 7 bước tại Nha khoa Venus

Quy trình niềng răng khớp cắn sâu trong 7 bước tại Nha khoa Venus

Bước 1: Thăm khám, đánh giá tình trạng của răng

Đầu tiên các nha sĩ sẽ khám tổng quát để đánh giá tình trạng khớp cắn và răng miệng của bạn, xác định mức độ khớp cắn sâu và tư vấn phương pháp niềng phù hợp (mắc cài hoặc Invisalign). Trong bước này, bạn cũng sẽ được tư vấn chi tiết về chi phí, thời gian điều trị và lợi ích của niềng răng tại cơ sở uy tín.

Bước 2: Chụp X-quang và lấy mẫu hàm

Thời gian: 1 – 2 giờ
Quá trình chụp X-quang và lấy mẫu hàm sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết về cấu trúc xương và tình trạng khớp cắn. Đối với Invisalign, bước này rất quan trọng để sản xuất bộ khay niềng phù hợp, đảm bảo độ chính xác cho quá trình dịch chuyển răng.

Bước 3: Phân tích kết quả và lên phác đồ điều trị

Thời gian: 1 – 2 tuần
Dựa trên kết quả chụp X-quang và mẫu hàm, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cụ thể, gồm thời gian dự kiến và lịch tái khám định kỳ. Nếu bạn chọn Invisalign, thời gian chờ bộ khay niềng khoảng 1 – 2 tuần.

Bước 4: Ký hợp đồng cam kết

Thời gian: 30 phút
Trước khi điều trị, nha khoa và khách hàng sẽ ký hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên. Nội dung hợp đồng bao gồm chất lượng dịch vụ, kết quả điều trị dự kiến và trách nhiệm của cả nha khoa và khách hàng.

Bước 5: Gắn mắc cài hoặc nhận khay niềng Invisalign

Thời gian: 1 – 2 giờ
Với mắc cài truyền thống, bác sĩ sẽ gắn mắc cài và kết nối dây cung để tạo lực dịch chuyển răng. Với Invisalign, bạn sẽ nhận bộ khay niềng trong suốt và bắt đầu đeo khay niềng.

Bước 6: Tái khám định kỳ để điều chỉnh lực hoặc thay khay niềng

Thời gian: 30 phút – 1 giờ mỗi lần, định kỳ 4 – 6 tuần
Với mắc cài, bạn sẽ tái khám định kỳ mỗi 4-6 tuần 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút – 1 giờ để bác sĩ điều chỉnh lực siết của dây cung lên răng nhằm đảm bảo răng di chuyển đúng hướng. 
Với Invisalign, bạn sẽ thay khay mới mỗi 2 tuần tại nhà nhưng vẫn cần tái khám để kiểm tra tiến độ.

Bước 7: Hoàn thành quá trình niềng và đeo hàm duy trì

Thời gian: 6 tháng – 1 năm
Sau khi đạt kết quả mong muốn, bác sĩ sẽ tháo niềng và bạn cần đeo hàm duy trì để giữ vị trí răng mới. Việc đeo hàm duy trì giúp giữ vững kết quả niềng răng và duy trì nụ cười hoàn hảo trong thời gian dài.

Chi phí niềng răng khớp cắn sâu bao nhiêu tiền?

Hiện nay chi phí niềng răng khớp cắn sâu dao động từ 20 triệu – 130 triệu đồng. 

Tuy nhiên, tại Nha khoa Venus, chi phí niềng răng khớp cắn sâu thường chỉ giao động từ 30 triệu – 60 triệu với phương pháp niềng mắc cài và 70 triệu – 110 triệu với niềng răng trong suốt.

Dưới đây là bảng giá niềng răng khớp cắn sâu chi tiết tại Nha khoa Venus mà bạn có thể tham khảo:

Bảng giá niềng răng khớp cắn sâu bằng niềng răng trong suốt

Dịch vụĐơn vịGiá (VNĐ)
Khớp cắn cấp độ 1Lộ trình70.000.000
Khớp cắn cấp độ 2Lộ trình90.000.000
Khớp cắn cấp độ 3Lộ trình110.000.000

Bảng giá niềng răng khớp cắn sâu bằng mắc cài

Niềng răng mắc cài
Niềng răng khớp cắn cấp độ 1
Dịch vụĐơn vịGiá
Mắc cài kim loại thông thường1 ca32.990.000đ
Mắc cài kim loại tự khóa1 ca35.990.000đ
Mắc cài toàn sứ1 ca43.990.000đ
Mắc cài pha lê1 ca45.990.000đ
Niềng răng khớp cắn cấp độ 2
Dịch vụĐơn vịGiá
Mắc cài kim loại thông thường1 ca39.990.000đ
Mắc cài kim loại tự khóa1 ca42.990.000đ
Mắc cài toàn sứ1 ca50.990.000đ
Mắc cài pha lê1 ca52.990.000đ
Niềng răng khớp cắn cấp độ 3
Dịch vụĐơn vịGiá
Mắc cài kim loại thông thường1 ca47.990.000đ
Mắc cài kim loại tự khóa1 ca49.990.000đ
Mắc cài toàn sứ1 ca59.990.000đ
Mắc cài pha lê1 ca59.990.000đ

Bảng giá niềng răng khớp cắn sâu bằng khí cụ

Dịch vụĐơn vịGiá gốc (VNĐ)
Niềng răng bằng khí cụ khớp cần độ I1 Ca6.500.000
Niềng răng bằng khí cụ khớp cần độ II1 Ca9.200.000
Niềng răng bằng khí cụ khớp cần độ III1 Ca12.000.000
Váy mini vịt Hàn Quốc1 Trụ2.000.000
Khí cụ nới rộng khung hàm1 Hàm6.500.000
Trainer1 Lộ trình6.500.000

Niềng khớp cắn sâu bao lâu thì thấy được kết quả?

Những thay đổi ban đầu sẽ thấy dần trong 6 tháng đầu và thời gian để thấy kết quả rõ rệt khi niềng răng khớp cắn sâu thường từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình điều trị có thể kéo dài từ 18 – 36 tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của khớp cắn và phương pháp niềng bạn chọn. 

Niềng răng khớp cắn sâu có đau không?

Trong quá trình niềng răng khớp cắn sâu, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ, đặc biệt là trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài hoặc điều chỉnh dây cung. Cảm giác này sẽ giảm dần khi răng và xương hàm dần thích nghi với lực kéo.

Niềng răng khớp cắn sâu thường cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ
Niềng răng khớp cắn sâu thường cảm thấy khó chịu hoặc đau nhẹ

Một số phương pháp giảm đau khi niềng khớp cắn sâu mà bạn có thể ứng dụng là:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc paracetamol để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Chườm lạnh: Áp dụng túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng má nơi có răng niềng để giảm sưng và đau. Nên chườm trong khoảng 15-20 phút mỗi lần.
  • Thực phẩm mềm: Chọn các loại thực phẩm mềm và dễ nhai như súp, cháo, hoặc sinh tố để tránh gây áp lực lên răng đang niềng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Pha loãng muối với nước ấm và súc miệng để giúp làm sạch miệng và giảm viêm nướu.

Niềng răng xong mới bị khớp cắn sâu phải làm sao?

Sau khi niềng răng, một số trường hợp có thể gặp phải khớp cắn sâu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Điều này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Quá trình điều chỉnh không đồng đều: Các răng không di chuyển đồng đều hoặc không đạt được vị trí chuẩn, dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu.
  • Cơ địa hoặc độ ổn định của răng yếu: Ở một số người, sau khi tháo niềng, răng dễ dịch chuyển về vị trí ban đầu.
  • Thời gian đeo hàm duy trì chưa đủ: Không tuân thủ đeo hàm duy trì đủ thời gian cũng có thể khiến khớp cắn lệch trở lại.

Nếu bạn vừa hoàn tất quá trình niềng răng và phát hiện mình bị khớp cắn sâu, thì bạn cần đến ngay trung tâm nha khoa mà bạn niềng răng để được các nha sĩ điều chỉnh lại lực siết của niềng và khớp cắn. 

Trong trường hợp nhẹ, các nha sĩ thường sẽ khuyên bạn nên đeo hàm duy trì để điều chỉnh lại khớp cắn. Trong trường hợp bị nặng, bạn sẽ phải niềng răng lại từ đầu để điều trị khớp cắn sâu. 

=> Giải đáp thắc mắc hô hàm có niềng răng được không?

Biện pháp hạn chế tình trạng khớp cắn sâu sau khi niềng

Để hạn chế tình trạng khớp cắn sâu sau khi niềng răng, bạn nên thực hiện 1 số biện pháp sau: 

  • Thăm khám định kỳ: Đảm bảo bạn thường xuyên đến gặp bác sĩ chỉnh nha để theo dõi tình trạng khớp cắn và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần thiết.
  • Sử dụng bite pads hoặc bite turbos: Các thiết bị này giúp mở rộng khoảng cách giữa hai hàm, ngăn chặn việc cắn vào các mắc cài và hỗ trợ điều chỉnh khớp cắn. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bite turbos có thể giúp cải thiện tình trạng khớp cắn sâu hiệu quả.
  • Thực hiện bài tập điều chỉnh hàm: Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn các bài tập giúp cải thiện sự linh hoạt của hàm và điều chỉnh khớp cắn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh ăn những thực phẩm cứng hoặc dính có thể làm tăng áp lực lên răng, thay vào đó, hãy chọn thực phẩm mềm để giảm thiểu áp lực lên khớp cắn.
  • Sử dụng dây chun: Nếu bác sĩ chỉ định, sử dụng dây chun có thể giúp kéo hai hàm lại gần nhau hơn, cải thiện sự liên kết giữa các răng và điều chỉnh khớp cắn.
Biện pháp hạn chế tình trạng khớp cắn sâu sau khi niềng
Biện pháp hạn chế tình trạng khớp cắn sâu sau khi niềng

Niềng răng khớp cắn sâu ở đâu an toàn, không rủi ro?

Khi tìm kiếm một địa chỉ niềng răng uy tín để điều trị khớp cắn sâu, bạn cần lựa chọn những phòng khám nha khoa đảm bảo chất lượng, sử dụng công nghệ hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Một trong những địa chỉ niềng răng khớp cắn sâu hàng đầu mà bạn có thể tin tưởng chính là Nha khoa Venus.

Nha khoa Venus là phòng khám nha khoa chuyên sâu về niềng răng, chỉnh nha với hơn 12 năm kinh nghiệm trong ngành, giúp mang đến cho bạn dịch vụ niềng răng an toàn, hiệu quả. 

Với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha chuyên môn cao, đã điều trị hàng nghìn ca khớp cắn sâu, Venus cam kết sử dụng những phương pháp niềng răng tiên tiến, bao gồm mắc cài truyền thống, mắc cài sứ, và niềng răng Invisalign.

Nếu bạn đang có nhu cầu điều trị khớp cắn sâu thì hãy liên hệ ngay qua số điện thoại hoặc để lại thông tin ở form dưới đây để được đội ngũ nha sĩ tại Nha khoa Venus tư vấn miễn phí nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Nha khoa Venus - Răng tốt - Sức khỏe tốt
  • Chi nhánh Đồng Nai:
    • Địa chỉ: 502 Lê Duẩn, Khu Cầu Xéo, Thị Trấn Long Thành, Đồng Nai
    • Số điện thoại: 0566 544 768
  • Chi nhánh TP. Thủ Đức:
    • Địa chỉ: 234 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức
    • Số điện thoại: 0389 357 646
  • Website: https://nhakhoavenus.com.vn
  • Hottline phản hồi dịch vụ: 0967 589 159
  • Email: dentalvenusvn@gmail.com
Chia sẻ nếu bài viết này hữu ích với bạn?

KHÁM RĂNG TỔNG QUÁT

Đặt lịch tư vấn khám răng tổng quát Miễn phí 100%

Đánh giá của chị Bảo Ngọc khi niềng răng tại Nha khoa Venus