Khi niềng răng mắc cài, có thể bạn từng vô tình nuốt dây thun niềng răng hoặc bắt gặp ai đó gặp phải tình huống này. Câu hỏi đầu tiên là liệu nuốt dây thun niềng răng có sao không? Có nguy hiểm gì không? Và phải xử lý ra sao? Đừng lo lắng! Hôm nay bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về vấn đề nuốt phải chun niềng răng và nêu ra 1 số cách giải quyết hiệu quả nhất nhé!
Dây thun niềng răng là gì?
Dây thun niềng răng là những chiếc dây thun nhỏ nhưng có lực kéo lớn, có tác dụng điều chỉnh khớp cắn và duy trì khoảng cách giữa các răng, đồng thời hỗ trợ di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Dây thun niềng răng được làm từ cao su tự nhiên hoặc chất liệu latex, đảm bảo tính linh hoạt và an toàn cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những chất liệu này không gây hại đến sức khỏe khi sử dụng trong khoang miệng.
Nuốt dây thun niềng răng có sao không? Có nguy hiểm không?
Câu trả lời là không sao và không nguy hiểm. Dây thun niềng răng là loại dây có kích thước nhỏ, được làm từ vật liệu an toàn và dễ dàng tiêu hóa trong đường ruột. 1 nghiên cứu của trang pmc.ncbi.nlm.nih.gov đã chỉ ra rằng, có dưới 1% các ca nuốt dị vật dẫn đến thủng đường tiêu hóa – một tỷ lệ khá thấp, tức là phần lớn những trường hợp nuốt phải dị vật đều có thể tự tiêu hóa mà không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc có các triệu chứng như đau khi nuốt hay khó thở, đó có thể là dấu hiệu của việc dị vật mắc kẹt ở cổ họng hoặc đường hô hấp. Cũng theo báo cáo trên, khoảng 6% trường hợp nuốt phải dị vật trong chỉnh nha có thể gây biến chứng hô hấp, đòi hỏi phải can thiệp y tế ngay lập tức.
Vì vậy có thể kết luận rằng, việc nuốt phải dây thun niềng răng khi niềng là không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng này thì bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Triệu chứng thường gặp khi nuốt phải dây thun niềng răng
Khi nuốt phải dây thun niềng răng, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
- Đau khi nuốt hoặc cảm giác vướng ở cổ họng
- Đau ngực hoặc khó chịu ở khu vực ngực
- Nếu dị vật lọt vào phổi, bạn có thể cảm thấy ho hoặc khó thở
Xử lý khi nuốt dây thun niềng răng
- Giữ bình tĩnh và theo dõi triệu chứng: Nếu không có dấu hiệu đau hay khó chịu sau khi nuốt dây thun niềng răng, hãy bình tĩnh và theo dõi trong 24 giờ. Phần lớn dị vật trong miệng khi niềng răng như dây thun có thể tự tiêu hóa trong hệ tiêu hóa mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Uống nước và ăn nhẹ: Để dị vật trôi xuống dễ dàng hơn, bạn có thể uống một chút nước ấm hoặc ăn một bữa nhẹ. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau khi nuốt (dysphagia) hoặc khó thở xuất hiện, hãy thận trọng và chuyển sang bước tiếp theo.
- Tránh thực hiện các động tác gây khó chịu: Nếu cảm thấy không chắc chắn về tình trạng của mình, đừng cố gắng tự làm sạch cổ họng bằng cách ho hoặc nôn – điều này có thể làm dị vật mắc kẹt hơn hoặc gây khó chịu nhiều hơn.
Tuy nhiên, bạn cần phải đến gặp nha sĩ ngay khi:
- Xuất hiện triệu chứng bất thường: Nếu sau khi nuốt phải dây thun niềng răng bạn có dấu hiệu như đau ngực, khó chịu liên tục hoặc ho kéo dài, đó là lúc bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
- Khó thở hoặc đau rõ ràng khi nuốt: Đây là các dấu hiệu cảnh báo rằng dây thun có thể đã mắc kẹt ở đâu đó trong hệ tiêu hóa hoặc đường hô hấp, gây ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
- Triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ: Nếu bạn không có triệu chứng nghiêm trọng nhưng cảm thấy khó chịu sau hơn 24 giờ, hãy cân nhắc đến bệnh viện. Trong một số trường hợp hiếm, dị vật có thể mắc lại, đặc biệt nếu bạn cảm thấy như có gì đó vẫn còn trong cổ họng hoặc ngực.
Lưu ý phòng ngừa tình trạng nuốt dây chun niềng răng
Để tránh nguy cơ nuốt phải dây thun niềng răng, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Kiểm tra dây thun trước khi gắn: Trước khi sử dụng dây thun niềng răng, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo dây không bị đứt hoặc có dấu hiệu lỏng lẻo.
- Đeo dây thun đúng cách và chắc chắn: Hãy hỏi kỹ bác sĩ để đảm bảo bạn đang sử dụng dây thun niềng răng đúng cách. Việc đeo sai cách có thể tăng nguy cơ của niềng răng sai cách và nguy cơ nuốt phải đồ vật khi chỉnh nha.
- Tháo dây thun khi ăn uống nếu cần thiết: Nếu bác sĩ cho phép, hãy tháo dây thun khi ăn uống để tránh tình trạng dây rơi ra và bạn vô tình nuốt phải.
- Tránh chạm tay vào dây thun thường xuyên: Việc vô ý chạm tay có thể làm dây thun bị lệch, mất đi độ chắc chắn và dễ tuột, gây rủi ro khi niềng răng.
- Thực hiện kiểm tra định kỳ với bác sĩ: Định kỳ đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng niềng răng và dây thun giúp phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn.
- Lưu ý kỹ các dấu hiệu bất thường: Nếu có dấu hiệu dị vật đường tiêu hóa sau khi nuốt dây thun, chẳng hạn như đau bụng hoặc khó chịu, cần liên hệ bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề nuốt dây thun niềng thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Venus qua số điện thoại hoặc để lại thông tin của bạn ở Form dưới đây để được đội ngũ nha sĩ tại Venus hỗ trợ chi tiết hơn nhé!