Giai đoạn đóng khoảng giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng là bước không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Vậy cụ thể giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Đóng khoảng diễn ra thế nào? Trong bao lâu? Chăm sóc răng miệng trong giai đoạn đóng khoảng thế nào? Tất cả sẽ được tôi và Nha khao Venus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì?
Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là quá trình sử dụng lực nha khoa để khép kín các khoảng trống giữa răng, tạo nên hàm răng đều khít. Quá trình này thường được thực hiện bằng cách áp dụng lực từ các mắc cài, dây cung và lực kéo của elastics, nhằm đạt được một hàm răng thẩm mỹ và chức năng tốt nhất.
![Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Thời gian đóng khoảng bao lâu? 5 Giai đoạn đóng khoảng khi niềng răng](https://nhakhoavenus.com.vn/wp-content/uploads/2024/10/giai-doan-dong-khoang-trong-nieng-rang-la-gi.png)
Niềng răng thông thông thường sẽ gồm 5 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 1: Tiền chỉnh nha
- Giai đoạn 2: Điều chỉnh chân răng và dàn đều răng
- Giai đoạn 3: Đóng khoảng niềng răng
- Giai đoạn 4: Điều chỉnh khớp cắn theo chiều đứng
- Giai đoạn 5: Đeo hàm duy trì sau tháo niềng
Trong đó, đóng khoảng nằm trong giai đoạn số 3 đóng vai trò then chốt, quyết định trực tiếp đến tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng sau niềng.
=> Bạn nên đọc qua bài viết các giai đoạn niềng răng để hiểu rõ hơn về 5 giai đoạn niềng răng nêu trên
Giai đoạn niềng răng đóng khoảng diễn ra thế nào?
Kéo lùi răng từ trước ra sau
Trong các trường hợp răng hô, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như chun duỗi hoặc lò xo để tạo lực kéo nhẹ nhàng, từ đó di chuyển các răng cửa về phía sau, giúp cải thiện tình trạng hô và cân đối lại khuôn mặt.
![Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Thời gian đóng khoảng bao lâu? 6 Cách hoạt động của giai đoạn đóng khoảng](https://nhakhoavenus.com.vn/wp-content/uploads/2024/10/giai-doan-nieng-rang-dong-khoang-dien-ra-the-nao.png)
Kèo ngược răng từ sau ra trước
Trong trường hợp răng móm, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như chun hoặc lò xo để tạo lực kéo nhẹ nhàng lên các răng sau, từ đó di chuyển chúng về phía trước, giúp cải thiện tình trạng móm và mang lại một hàm răng đều đẹp.
Kết hợp đồng thời 2 phương pháp kéo răng trên
Trong trường hợp cần điều chỉnh khớp cắn gồm cả răng trước và răng sau, nha sĩ sẽ chia hàm răng thành các khối và cố định chúng lại. Sau đó, bằng cách sử dụng chun hoặc lò xo, các khối răng này sẽ được kéo lại gần nhau, giúp đóng kín các khoảng trống và cải thiện khớp cắn.
Thời gian kéo răng đóng khoảng diễn ra trong bao lâu?
Thời gian kéo răng đóng khoảng thường sẽ diễn ra từ 4 – 8 tháng. Tuy nhiên, thời gian đóng khoảng sẽ có sự chênh lệch ở 1 số trường hợp vì các yếu tố sau:
- Độ tuổi: So với trẻ em, người lớn thường có thời gian niềng răng lâu hơn do xương hàm đã trưởng thành và cứng cáp hơn..
- Cơ chế kéo răng và đóng khoảng: Sử dụng cơ chế kéo bằng Loop tạo lực kéo trực tiếp lên răng, giúp răng di chuyển nhanh hơn so với lò xo, vốn tạo ra lực kéo gián tiếp qua dây cung và gây ma sát.
- Khí cụ: Khí cụ chất lượng cao sẽ tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian đóng khoảng trong quá trình niềng răng.
- Vị trí răng cần đóng khoảng: Cấu trúc của răng, đặc biệt là độ dài của chân răng, ảnh hưởng đáng kể đến thời gian đóng khoảng. Răng nanh có chân răng dài sẽ cần nhiều lực và thời gian hơn để di chuyển.
Các phương pháp đóng khoảng phổ biến hiện nay
Sử dụng hệ thống móc kéo khoảng răng
Thay vì đặt minivis vào xương hàm, nha sĩ có thể sử dụng móc để kéo các răng lại gần nhau, giúp đóng kín khoảng trống. Mặc dù phương pháp này đơn giản hơn, nhưng bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu trong 1-2 ngày đầu do móc cọ vào nướu hoặc niêm mạc má.
Sử dụng Minivis
Trong các trường hợp răng hô, móm, việc sử dụng Minivis là một giải pháp hiệu quả để thu hẹp khoảng cách giữa các răng. Khi cắm Minivis vào xương hàm, răng phía sau sẽ được cố định chắc chắn, tạo điều kiện cho lực kéo của chun giúp di chuyển răng về đúng vị trí một cách nhanh chóng. Nhờ đó, quá trình điều trị sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Sử dụng thun đóng khoảng răng
Đối với những trường hợp răng còn lại một ít khoảng trống sau khi niềng răng, chun đóng khoảng là giải pháp tối ưu. Đặc biệt, sau khi điều chỉnh các răng chen chúc, các khoảng hở nhỏ sẽ được thu hẹp đáng kể nhờ lực kéo của chun.
![Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Thời gian đóng khoảng bao lâu? 7 Sử dụng thun đóng khoảng răng](https://nhakhoavenus.com.vn/wp-content/uploads/2024/10/dung-thun-dong-khoang-1024x512.png)
Cách chăm sóc răng sau khi niềng răng đóng khoảng
Trong quá trình kéo răng đóng khoảng, bạn cần:
- Thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà nha sĩ đã đưa ra.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, tăm nước để súc miệng và làm sạch mảng bám. Điều này giúp bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Trong thời gian đầu niềng răng, nên lựa chọn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, bún,… để tránh làm tổn thương mắc cài.
- Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào như đau nhức, ê buốt kéo dài, bạn cần liên hệ ngay với nha sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Những vấn đề có thể xảy ra trong giai đoạn đóng khoảng
Răng bị lung lay
Đây là dấu hiệu cho thấy răng đang được dịch chuyển về đúng vị trí. Tuy nhiên, nếu tình trạng lung lay trở nên nghiêm trọng và gây đau nhức, bạn nên đến nha khoa để được nha sĩ thăm khám và tư vấn.
![Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì? Thời gian đóng khoảng bao lâu? 8 Những vấn đề trong giai đoạn đóng khoảng](https://nhakhoavenus.com.vn/wp-content/uploads/2024/10/nhung-van-de-co-the-xay-ra-trong-giai-doan-dong-khoang.png)
Thừa dây cung
Dây cung có thể bị dài ra do răng dịch chuyển và thu hẹp khoảng cách. Phần dây cung thừa này có thể gây ra tình trạng cọ xát vào niêm mạc miệng, gây khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tạm thời sử dụng sáp nha khoa để bọc phần dây cung thừa và nên đến nha sĩ để được cắt tỉa lại dây cung.
Móc, lò xo gây trầy xước nướu và lưỡi
Các bộ phận như lò xo và móc niềng răng có thể gây ra một số kích ứng ở nướu trong thời gian đầu. Để giảm thiểu sự khó chịu này, bạn nên kiểm tra kỹ các vị trí mà lò xo và móc tiếp xúc với nướu sau khi đặt niềng.
Nếu cảm thấy đau rát, hãy thông báo ngay cho nha sĩ để được điều chỉnh. Đồng thời, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để bọc các góc cạnh sắc nhọn của mắc cài và lò xo, hoặc dùng bông gòn để bảo vệ những vùng nướu bị tổn thương.
Đóng khoảng trong niềng răng có khó chịu không?
Trong quá trình đóng khoảng có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhẹ hoặc có một số cảm giác cụ thể như:
- Đau nhức nhẹ: Đây là cảm giác phổ biến nhất khi đóng khoảng. Lực kéo của dây cung tác động lên răng sẽ gây ra một chút đau nhức, tương tự như cảm giác khi răng lung lay.
- Ê buốt: Cảm giác ê buốt cũng thường xuất hiện, đặc biệt là khi mới bắt đầu đóng khoảng hoặc khi thay dây cung.
- Cộm: Các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung có thể gây cảm giác cộm ở lợi, má, lưỡi trong thời gian đầu.
- Khó chịu khi ăn nhai: Việc đóng khoảng sẽ ảnh hưởng đến lực cắn, khiến bạn cảm thấy khó khăn khi ăn những thức ăn cứng hoặc dai.
Tuy nhiên với các phương pháp niềng răng hiện đại đã giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn kể trên, mang lại trải nghiệm thoải mái hơn cho người niềng răng.
=> Giải đáp thắc mắc giai đoạn xấu nhất khi niềng răng là giai đoạn nào?
Nội dung trên của bài viết tôi đã giải thích giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng là gì và thời gian của giai đoạn đóng khoảng là bao lâu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Venus để được tư vấn miễn phí nhé.