Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp niềng sử dụng mắc cài niềng răng làm từ pha lê. Phương pháp này gồm 2 loại là niềng răng mắc cài pha lê thường và niềng răng mắc cài pha lê tự buộc. Niềng răng mắc cài pha lê hiện có chi phí dao động từ 30.000.000 – 60.000.000 VNĐ tùy trường hợp. Để hiểu rõ hơn về loại niềng này thì hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng mắc cài pha lê là gì?
Như đã nói ở trên, niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp niềng răng thẩm mỹ sử dụng mắc cài làm từ pha lê rãnh titan hoặc Crystal pha lê kết hợp dây cung màu trắng, hoạt động tương tự niềng răng mắc cài kim loại nhưng mang lại tính thẩm mỹ cao hơn nhờ màu sắc trong suốt, gần như vô hình trên răng.
Niềng răng pha lê có tốt không?
Có. Niềng răng mắc cài pha lê là phương pháp niềng răng được nhiều người ưa chuộng nhờ vào tính thẩm mỹ và hiệu quả điều trị.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài pha lê có màu trong suốt, giúp người niềng tự tin hơn trong giao tiếp mà không lo lắng về việc lộ mắc cài như khi sử dụng mắc cài kim loại
- Ít gây kích ứng: Chất liệu pha lê lành tính, ít gây kích ứng mô mềm trong khoang miệng.
- Thời gian điều trị hợp lý: Niềng răng mắc cài pha lê có thể điều chỉnh nhiều vấn đề về răng như răng hô, móm, hay khấp khểnh với thời gian điều trị từ 18 đến 36 tháng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người
- Dễ vệ sinh: Mắc cài pha lê không dễ bám dính thức ăn như mắc cài kim loại, giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn
Nhược điểm
- Chi phí cao: So với mắc cài kim loại có giá từ 30.000.000 – 50.000.000 VNĐ, thì chi phí niềng răng mắc cài pha lê hiện đang cao hơn với giá từ 45.000.000 – 65.000.000 VNĐ.
- Dễ bị ố vàng: Mắc cài có thể ố vàng theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với thực phẩm có màu đậm hoặc thuốc lá, dù khả năng chống bám màu tốt hơn mắc cài sứ.
- Độ bền kém hơn kim loại: Chất liệu pha lê không chắc chắn bằng kim loại, nên mắc cài có thể bị vỡ nếu gặp va đập mạnh hoặc khi ăn các loại thực phẩm cứng
Những ai nên niềng mắc cài pha lê?
- Người có răng khấp khểnh hoặc lệch lạc
- Người bị hô hoặc móm
- Người muốn cải thiện thẩm mỹ hàm răng
- Người thường xuyên giao tiếp (nhân viên văn phòng, giáo viên,…)
- Người không muốn sử dụng mắc cài kim loại
- Người có tình trạng răng miệng ổn định và không mắc các bệnh lý nghiêm trọng
Có những loại niềng mắc cài pha lê nào?
Niềng mắc cài pha lê thường
Niềng răng mắc cài pha lê thường là phương pháp chỉnh nha sử dụng mắc cài làm từ pha lê trong suốt, kết hợp với dây cung màu trắng. Phương pháp này có nguyên lý hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài truyền thống, nhưng mang lại tính thẩm mỹ cao, gần như vô hình trên răng, giúp người dùng tự tin hơn khi giao tiếp.
Bên cạnh niềng mắc cài pha lê truyền thống, hiện nay có nhiều lựa chọn niềng răng bằng đá quý khác, đa dạng hóa phương pháp chỉnh nha:
- Niềng đá pha lê (đá crystal): Sử dụng đá pha lê tự nhiên hoặc nhân tạo với độ trong suốt cao, được chế tác thành các mắc cài nhỏ, giúp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
- Niềng đá ngọc bích: Với sắc xanh lục đặc trưng, ngọc bích mang đến vẻ sang trọng và đẳng cấp cho nụ cười. Phương pháp này không chỉ chỉnh nha mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ.
- Niềng đá Sapphire: Sapphire đa dạng về màu sắc, từ xanh dương, hồng đến vàng, tạo nên sự độc đáo và thu hút cho hàm răng.
Niềng mắc cài pha lê tự buộc
Niềng răng mắc cài pha lê tự buộc là phương pháp chỉnh nha không sử dụng dây thun để cố định dây cung, mà tích hợp chốt tự động giúp dây cung tự trượt trên rãnh mắc cài theo sự thay đổi của răng trên cung hàm.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài pha lê tự buộc là bạn sẽ không gặp phải tình trạng tuột dây thun như khi sử dụng mắc cài thông thường. Hơn nữa, phương pháp này giảm thiểu ma sát, giúp hạn chế đau nhức hàm.
Lực siết ổn định và liên tục của mắc cài tự buộc cũng góp phần rút ngắn thời gian điều trị, đồng nghĩa với việc bạn không cần đến gặp nha sĩ chỉnh nha thường xuyên để điều chỉnh lực siết của dây cung.
Quy trình niềng mắc cài pha lê
- Bước 1 – Khám và thu thập dữ liệu: Nha sĩ chỉnh nha sẽ thực hiện kiểm tra toàn diện khoang miệng, lấy dấu hàm, chụp X-quang hàm mặt và sọ để thu thập các thông số cần thiết. Từ đó, nha sĩ sẽ xây dựng phác đồ niềng răng tối ưu.
- Bước 2 – Tư vấn chi tiết: Nha sĩ sẽ tiến hành khám chi tiết hơn, đồng thời tư vấn cụ thể về chi phí, thời gian điều trị, các giai đoạn của quá trình niềng răng để bạn nắm rõ và đưa ra quyết định.
- Bước 3 – Lập kế hoạch điều trị: Nha sĩ chuyên khoa sẽ thiết lập một phác đồ chỉnh nha chi tiết, bao gồm tất cả các giai đoạn trong suốt quá trình niềng răng.
- Bước 4 – Gắn mắc cài: Răng sẽ được làm sạch bằng cách cạo vôi răng và vệ sinh tổng quát. Sau đó, mắc cài pha lê sẽ được gắn lên răng và dây cung được luồn qua các mắc cài. Hoàn tất bước này, bạn chính thức bắt đầu quá trình niềng răng.
- Bước 5 – Theo dõi và điều chỉnh: Trong suốt quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ, thường là từ 4 – 6 tuần một lần.
- Bước 6 – Tháo mắc cài và duy trì: Khi răng đã di chuyển về vị trí mong muốn, nha sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài. Bạn sẽ được hướng dẫn đeo hàm duy trì để ổn định kết quả và kết thúc liệu trình niềng răng.
Bảng giá niềng răng mắc cài pha lê
Hiện nay, trên thị trường chi phí cho niềng răng mắc cài pha lê thường nằm trong khoảng từ 35.000.000 – 60.000.000 VNĐ.
Tại Nha Khoa Venus chi nhánh Thủ Đức, Niềng răng mắc cài pha lên có giá 45,000,000đ/ca điều trị.
Còn tại Venus chi nhánh Long Thành, Đồng Nai thì giá niềng mắc cài pha lê là:
- Niềng răng mắc cài pha lê khớp cắn cấp độ 1: 45.990.000đ/ca
- Niềng răng mắc cài pha lê khớp cắn cấp độ 2: 52.990.000đ/ca
- Niềng răng mắc cài pha lê khớp cắn cấp độ 3: 59.990.000đ/ca
Có nên niềng răng mắc cài pha lê không?
Có nên niềng răng mắc cài pha lê hay không? Câu trả lời là nên. Phương pháp niềng răng mắc cài pha lê mang lại nhiều lợi ích vượt trội, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ và hiệu quả chỉnh nha.
Tuy nhiên, với một số trường hợp sau thì không nên chọn niềng răng mắc cài pha lê:
- Người có thói quen ăn uống mạnh: Mắc cài dễ bị vỡ nếu gặp phải lực mạnh từ thực phẩm cứng.
- Cần lực kéo mạnh hơn: Nếu tình trạng răng miệng cần lực kéo lớn hơn, mắc cài pha lê có thể không đáp ứng tốt như mắc cài kim loại.
- Có bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng: Cần điều trị triệt để trước khi niềng để đảm bảo hiệu quả.
Vì đều là niềng răng thẩm mỹ và có màu sắc khá giống nhau nên nhiều người thường dễ nhầm lẫn giữa niềng mắc cài sứ và pha lê. Vậy 2 phương pháp niềng pha lê và sứ có gì giống và khác nhau? Và nên niềng loại nào? Đọc ngay bài viết so sánh niềng răng pha lê và sứ của bác sĩ Hà Minh Tuấn để biết thêm chi tiết.
Tại sao bạn nên niềng mắc cài pha lê tại Nha Khoa Venus?
Niềng răng mắc cài pha lê tại Nha khoa Venus sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Với giá cả hợp lý và chất lượng không thua kém các cơ sở khác, Venus cung cấp dịch vụ niềng răng thẩm mỹ cao, mang lại sự tự tin cho bạn suốt quá trình chỉnh nha.
Đặc biệt, mắc cài pha lê trong suốt giúp giữ được nét tự nhiên khi cười, vừa bền, vừa hiệu quả. Không chỉ thế, Venus còn có các chương trình trả góp linh hoạt, giúp bạn dễ dàng đạt được nụ cười hoàn hảo mà không phải lo ngại về chi phí.
Hy vọng những chia sẻ bên trên của tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng mắc cài pha lê cũng như những thông tin liên quan gồm chi phí, ưu nhược điểm và quy trình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy để thông tin ở form dưới đây để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nhé.