Tháo niềng răng: 5 dấu hiệu, quy trình và những lưu ý duy trì hàm răng sau khi tháo niềng

Sau quá trình đeo niềng từ 12-24 tháng, việc được tháo niềng răng chắc chắn là điều mà bất kỳ ai cũng mong đợi. Vậy khi nào thì bạn có thể tháo niềng răng? Hôm nay tôi cùng Nha khoa Venus sẽ bật mí cho bạn dấu hiệu, những điều cần lưu ý trước, trong và sau khi tháo niềng, giúp bạn duy trì hàm răng đẹp.

5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể tháo niềng răng

Trong quá trình theo dõi các bệnh nhân, tôi nhận thấy khi các bệnh nhân của tôi có những dấu hiệu dưới đây thì đã có thể tháo niềng răng được:

Khớp răng cắn đúng vị trí

Khu vực răng cửa hàm trên thường chồng khít lên răng cửa hàm dưới khoảng 1-2mm. Các răng hàm trên và hàm dưới sẽ khớp với nhau một cách chính xác, tạo thành một hệ thống nhai hiệu quả.

Khớp cắn đúng là dấu hiệu tháo niềng
Khớp cắn đúng vị trí là dấu hiệu có thể tháo niềng răng

Đường giữa của hàm trên trùng với giữa mặt 

Đường giữa khuôn mặt là một đường thẳng lý tưởng, kéo dài từ giữa trán, qua mũi, môi trên và đến cằm. 

Khi cười, nếu đường giữa của hai răng cửa thẳng hàng với đường trung tâm này, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy hàm răng đã đạt được sự cân đối và có thể xem xét tháo niềng.

Các răng hàm trên và hàm dưới khớp với nhau

Khoảng cách giữa lồng mũi và các răng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chắc chắn của khớp cắn và thẩm mỹ của cung răng.

Khuôn mặt nhìn đã cân đối hơn trước 

Ngoài việc giúp răng thẳng hàng và đều đẹp, niềng răng còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tổng thể khuôn mặt. Nhiều người đã trải nghiệm sự thay đổi rõ rệt về nét mặt sau khi niềng răng, với khuôn mặt trở nên cân đối và hài hòa hơn, đặc biệt là ở những trường hợp có tình trạng lệch lạc hàm mặt.

Khuôn mặt cân đối hơn là dấu hiệu tháo niềng
Khuôn mặt cân đối hơn là có thể tháo niềng răng

Việc ăn và nhai dễ dàng hơn

Khớp cắn chuẩn sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vẹn quá trình ăn uống với cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn bao giờ hết.

=> Có thể bạn cũng đang thắc mắc thời gian niềng răng mất bao lâu?

Quy trình thực hiện tháo niềng răng

Bước 1: Tháo bỏ mắc cài niềng răng

Để tháo mắc cài, nha sĩ sẽ tiến hành gỡ bỏ dây cung trước. Sau đó, bác sĩ chỉnh nha sẽ sử dụng kềm và dung dịch đặc biệt để làm bong lớp keo dính trên mắc cài và lấy mắc cài ra khỏi răng.

Giai đoạn tháo niềng răng
Giai đoạn tháo bỏ mắc cài niềng răng

Bước 2: Vệ sinh và đánh bóng men răng

Bước tiếp theo, nha sĩ sẽ thực hiện quy trình làm sạch và làm bóng bề mặt răng để loại bỏ mọi vết keo còn sót lại. Toàn bộ quá trình này mất khoảng 5-10 phút.

Đánh bóng men răng khi tháo niềng
Giai đoạn vệ sinh và đánh bóng men răng khi tháo niềng

Bước 3: Đeo hàm duy trì răng

Bước tiếp theo, nha sĩ sẽ lấy dấu răng của bạn để làm hàm duy trì. Khi hàm duy trì đã sẵn sàng, bạn cần đến nha khoa để nhận hàm và đeo theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Giai đoạn đeo hàm duy trì răng
Giai đoạn đeo hàm duy trì răng

Những lưu ý trước, trong và sau khi tháo niềng

Chú ý chăm sóc răng miệng

  • Đánh răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluor.
  • Sử dụng chuyển động tròn khi chải răng.
  • Kết hợp chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa. Sau đó, súc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.

Cân đối chế độ ăn uống

Sau khi tháo niềng, duy trì chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ răng. Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng. Tránh thức ăn cứng hoặc dai để ngăn áp lực gây dịch chuyển răng.

Đeo hàm duy trì

Trong năm đầu, răng dễ bị dịch chuyển. Vì vậy bạn cần đeo hàm duy trì theo chỉ định của nha sĩ để giữ răng ổn định.

Tái khám nha khoa định kỳ 

Nha sĩ sẽ giúp bạn làm sạch cao răng, kiểm tra tình trạng răng và nướu, từ đó phát hiện sớm các vấn đề răng miệng có thể xảy ra và có biện pháp điều trị kịp thời.

Những vấn đề có thể xảy ra sau khi tháo niềng răng

Sau khi tháo niềng răng sẽ xuất hiện một số vấn đề không mong muốn dưới đây, nếu bạn không chăm sóc theo chỉ định của nha sĩ: 

  • Răng bị xô lệch: Răng có thể di chuyển về vị trí ban đầu nếu không đeo hàm duy trì, do lực đàn hồi của dây chằng quanh răng và xương hàm chưa ổn định.
  • Răng bị mòn: Niềng răng và các dụng cụ nha khoa có thể làm mòn men răng. Nếu bạn không chăm sóc răng đúng cách thì tình trạng này sẽ nặng hơn.
  • Răng bị ố vàng: Vệ sinh không đúng cách và sử dụng thực phẩm có màu có thể khiến răng bị ố vàng sau khi tháo niềng.
  • Viêm nướu: Vệ sinh kém hoặc sử dụng dụng cụ nha khoa không đúng cách có thể dẫn đến viêm nướu.
  • Răng bị ê buốt: Men răng mòn hoặc lộ ống tủy có thể khiến răng nhạy cảm và ê buốt.
  • Khớp cắn không ổn định: Một số trường hợp khớp cắn không ổn định sau khi tháo niềng, gây khó khăn trong việc ăn nhai và ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Răng bị sâu: Mảng bám tích tụ trong quá trình niềng răng có thể gây sâu răng.
  • Hàm hô: Hàm có thể bị hô trở lại nếu xương hàm không ổn định hoặc không tuân thủ chỉ dẫn của nha sĩ.
Những vấn đề có thể sảy ra sau khi tháo niềng
Những vấn đề có thể sảy ra sau khi tháo niềng răng

Mẹo duy trì hàm răng thẳng sau khi tháo niềng

Để giữ cho răng luôn thẳng và tránh các vấn đề sau khi tháo niềng, hãy tham khảo các mẹo sau:

  1. Đeo hàm duy trì: Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo răng giữ nguyên vị trí sau khi niềng. Bạn hãy đeo hàm duy trì đúng cách và theo chỉ dẫn của nha sĩ.
  2. Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Đánh răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  3. Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế đồ ăn cứng, dai, ngọt và nước có ga để tránh làm hư hại men răng và gây xô lệch răng.
  4. Khám nha khoa định kỳ: Thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra và điều chỉnh răng miệng kịp thời, giúp duy trì kết quả sau niềng.

Việc đeo hàm duy trì là điều cần thiết để xương hàm và mô nướu có thời gian thích nghi với vị trí mới của răng. Sau khi tháo niềng, xương hàm và nướu cần thời gian để ổn định, và hàm duy trì sẽ giúp giữ vững vị trí của răng trong giai đoạn này.

Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng
Đeo hàm duy trì giúp răng ổn định sau khi tháo niềng

Niềng răng là một hành trình dài và việc tháo niềng răng là bước ngoặt quan trọng. Để giữ gìn hàm răng đều đẹp sau khi niềng, việc tuân thủ các hướng dẫn của nha sĩ, chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết. Trong quá trình đọc bài viết nếu còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Venus để được tôi tư vấn chi tiết hơn nhé. 

Đánh giá bài viết post
Nha khoa Venus - Răng tốt - Sức khỏe tốt
  • CN1: 502 Lê Duẩn, Khu Cầu Xéo, Thị Trấn Long Thành, Đồng Nai
  • CN2: 234 Nguyễn Duy Trinh, Phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức
  • Website: https://nhakhoavenus.com.vn
  • Hotline: 0967589159
  • Hotline: 0393662861
  • Email: dentalvenusvn@gmail.com
Chia sẻ nếu bài viết này hữu ích với bạn?
Hãy để chúng tôi mang lại nụ cười rạng rỡ cho bạn

Bạn đang gặp vấn đề về răng miệng hay muốn cải thiện nụ cười của mình? Đừng chần chừ! Hãy đặt lịch tư vấn ngay với chúng tôi. Đội ngũ bác sĩ tận tâm và chuyên nghiệp tại Nha khoa Venus luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn. Chúng tôi hiểu rằng mỗi nụ cười đều có giá trị riêng, và chúng tôi ở đây để bảo vệ và tôn vinh nụ cười của bạn.

Đặt lịch khám với bác sĩ

KHÁM RĂNG TỔNG QUÁT

Đặt lịch tư vấn khám răng tổng quát Miễn phí 100%

Đánh giá của chị Bảo Ngọc khi niềng răng tại Nha khoa Venus